DIỄN ĐÀN QUACHUY2004
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN QUACHUY2004

KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Latest topics
» CHÚC MỪNG SINH NHẬT! HAPPY BIRTHDAY!
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Fri 6 Jun 2014 - 9:41

» CÁC HỆ THỐNG TỌA ĐỘ TRONG ĐO ẢNH
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Fri 31 May 2013 - 16:28

» Tổng hợp các bản ROOM cho Samsung Galaxy Y - S5360
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Sat 1 Sep 2012 - 15:43

» Hướng dẫn tùy chỉnh, thay đổi và tạo màn hình boot trên điện thoại Android
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Sat 1 Sep 2012 - 13:58

» CHÚC MỪNG HIẾU THI ĐỖ HỌC VIÊN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Sat 11 Aug 2012 - 18:29

» HƯỚNG DẪN VÀ GIỚI THIỆU VỀ THIÊN SƯ
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Tue 17 Jul 2012 - 16:08

» NGÂN QUỸ GIA TỘC HẢI DƯƠNG
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Tue 17 Jul 2012 - 15:59

» Lớp 12B4 - Khoá 2000-2003
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Fri 11 Nov 2011 - 9:29

» Album Liên khúc Tình Yêu Asia 1 - 2 - 3 - 4 [Hàng lossless]
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby zymeth14790 Sat 29 Oct 2011 - 18:23

» Nhật ký gia đình
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Thu 27 Oct 2011 - 8:07

» THÁI BÌNH 2011 - VLAP TB-005 Quỳnh Phụ
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Mon 26 Sep 2011 - 21:19

» Đêm nay Luyện không ngủ
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby zymeth14790 Sat 17 Sep 2011 - 17:10

» XEM PHONG THỦY SỐ ĐIỆN THOẠI
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Wed 14 Sep 2011 - 17:25

» Diễm xưa - Trịnh Công Sơn
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Sun 11 Sep 2011 - 21:56

» Nhạc sĩ Vũ Thành An - Bài không tên...
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeby quachuy2004 Sun 11 Sep 2011 - 21:51

Top posters
quachuy2004 (378)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
AIDS_Wizard (147)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
haclong163 (84)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
vutiensinh (66)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
zymeth14790 (45)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
tammaolc (29)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
congchuathienkiem (28)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
SnowSad1711 (17)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
ngoclinhmy (16)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 
nhocsock123 (15)
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát EmptyTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_voting_barTự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty 

 

 Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát

Go down 
Tác giảThông điệp
quachuy2004
Tộc trưởng
Tộc trưởng
quachuy2004


Tổng số bài gửi : 378
Điểm hoạt động : 525
Được cảm ơn : 10
Ngày tham gia : 27/08/2010
Tuổi : 38
Đến từ : Bình Giang

Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Empty
Bài gửiTiêu đề: Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát   Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát I_icon_minitimeWed 4 May 2011 - 20:00

Chi tiết tại: http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=7109

Fairy càng ngày càng già đầu óc càng kém minh mẫn nên tranh thủ những
ngày còn tươi trẻ của mình sẽ ôn lại một số kiến thức để hướng dẫn các
bạn mới tiếp cận với thiên văn học đặc biệt là thiên văn quan sát ở cấp
độ phổ thông (cấp độ mà bọn con nít Tây đều biết nhưng bọn đại học ở ta
có đứa hổng biết).

Những loạt bài viết tới đây cũng sẽ phục vụ cho quyển sách về bầu trời
mà fairy đã từng ấp ủ. Với tiến độ 1 tuần 1 chủ đề nhỏ với cách viết cực
kì dễ hiểu cho độ tuổi từ học sinh cấp 2 trở lên, kèm các hình ảnh,
flash mô phỏng trực quan hi vọng nhiều người trong CLB có thể nhanh
chóng tiếp nhận được mà không phải đau đầu nhức óc.

Các chủ đề dự kiến sẽ tuần tự đăng ở topic này.
+ Thiên cầu là cái chi chi.
+ Hệ tọa độ chân trời. Ước lượng khoảng cách trên bầu trời
+ Hệ tọa độ xích đạo
+ Bọn sao nó chạy nhảy trên bầu trời như thế nào?
+ Chuyển động của Mặt trời, mặt trăng, hành tinh: những kẻ lang thang.
+ Đồng hồ mặt trời - bóng thời gian
+ Các hệ tọa độ thiên cầu làm đau đầu nhức óc.
+ Bản đồ sao và cách sử dụng để tìm các kho báu trên bầu trời
+ Tại sao trăng khi tròn khi khuyết
+ Các chòm sao chìa khóa, dẫn đường khi lạc lối.

Cuối tuần này ta sẽ bắt đầu với chủ đề đầu tiên: Thiên cầu
Có thể những chủ đề trên đã có bài trong forum nhưng fairy sẽ thể hiện lại cho dễ hiểu hơn với đa số anh chị em.
Các flash dùng để mô phỏng trong loạt bài hướng dẫn fairy sẽ sử dụng từ trang http://astro.unl.edu để giúp anh chị em có cái nhìn trực quan dễ hiểu.

Đôi những bạn học sinh chuyên toán, lý, sinh viên các trường đại học có
thể tự tìm hiểu thiên văn phổ thông qua giáo trình của trường ĐHSP
TP.HCM http://physics.tgs.vn/Thienvan/ebook...andaicuong.pdf



Thiên cầu là cái chi chi.

Một đêm đầy trăng sao, bạn và tôi cùng ngắm trời và nhận thấy bầu trời
như 1 quả cầu thủy tinh trong suốt trên đó gắn đầy những ngôi sao lấp
lánh cùng với Mặt trời chói chang, Mặt trăng vàng rực… quả cầu này có
bán kính vô cùng tận bao xung quanh Trái Đất chúng ta.

Chúng ta đều biết cách nhìn nhận này là không đúng, vì thực tế khoảng
cách của các thiên thể đến chúng ta là khác nhau, nhưng để giúp cho việc
xác định vị trí của các thiên thể trên bầu trời trong quan sát thiên
văn chúng ta cứ tạm quên sự khác biệt khoảng cách này đi và mang các
thiên thể lại với nhau cùng chung một mặt cầu.

Trong flash mô phỏng dưới đây chúng ta sẽ quan sát được khoảng cách thực
tế của các ngôi sao trong chòm Gấu Lớn (Ursa Major) đến chúng ta như
thế nào, và do hướng nhìn đánh lừa mà chúng ta tưởng rằng các ngôi sao
này cùng nằm trên một mặt cầu.





Các đường và điểm cơ bản của Thiên Cầu

Thiên cầu khi nhìn từ ngoài Trái Đất

Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Celestial_Sphere

Trục quay của Thiên Cầu cũng chính là trục quay của Trái Đất chúng ta,
với Địa Cầu chúng ta có Bắc Cực và Nam Cực thì Thiên Cầu cũng có các cực
theo hướng của trục Trái Đất chiếu vào không gian.

+ Thiên Cực Bắc (North Celestrial Pole) các tài liệu thường viết tắt là NCP
+ Thiên Cực Nam (South Celestrial Pole) – SCP

Vòng Xích đạo trời (Celestrial Equator) chính là hình chiếu của
xích đạo Trái Đất lên thiên cầu. Xích đạo trời sẽ chia thiên cầu thành 2
nửa Thiên cầu Bắc và Thiên cầu Nam.

Ở bài đầu tiên ta hãy khoan bận tâm đến cái đường và điểm khác trên
thiên cầu như : hoàng đạo(ecliptic), các điểm chí(solstice), điểm
phân(equinox)… ta sẽ lần lượt điểm mặt bọn này ở các bài tiếp theo.

Hình trên cũng không thể hiện 1 thiên cầu mà chúng ta nhìn ngắm từ mặt
đất nên chúng ta chỉ xem qua và quên nó đi cũng được vì đoạn dưới đây
mới là quan trọng và hấp dẫn.

Thiên cầu khi nhìn từ mặt đất khi quan sát thiên văn.


Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Thiencau1

Bất kì thời điểm nào, ta chỉ có thể thấy được một nửa thiên cầu, còn nửa còn lại thì khuất ở bên dưới đường chân trời.

Thiên cực bắc nằm ở đâu khi ta quan sát?
Nó nằm ở chính hướng bắc(N) và có độ sao so với chân trời bằng độ cao của vĩ độ địa lý nơi quan sát.

Quên mất! tôi chưa nói cho các bạn trong thiên văn quan sát chúng ta đo
độ cao của các thiên thể như thế nào. Chúng ta sử dụng góc để đo độ cao
các thiên thể so với mặt đất. Một thiên thể khi lên cao ở đỉnh đầu thì
nó có khoảng cách so với mặt đất là 90 độ. Trở lại với thiên cực bắc,
tôi đang quan sát tại Tp.HCM nơi có vĩ độ địa lý là 10 độ Bắc, vậy Thiên
cực bắc sẽ ở hướng chính Bắc và có độ cao so với chân trời là 10 độ.
Thật đơn giản phải không các bạn.

Thông thường chúng ta sẽ tìm vị trí của sao Bắc Cực để xác định Thiên
Cực Bắc, vì sao Bắc Cực chỉ cách khoảng 1 độ so với thiên cực, trong một
số trường hợp không cần chính xác cao chúng ta có thể xem như vị trí
của sao Bắc Cực chính là Thiên cực bắc. Việc xác định được Thiên Cực Bắc
khá quan trọng trong quan sát đặc biệt là khi sử dụng các kính thiên
văn để chụp ảnh bầu trời.

Với Thiên Cực Nam thì tất nhiên nó sẽ ở hướng chính Nam(S), nhưng với vị
trí quan sát ở Bắc bán cầu như chúng ta thiên cực nam sẽ nằm ở bên dưới
đường chân trời.

+Thiên Đỉnh: Điểm cao nhất trên bầu trời gọi là Thiên Đỉnh (Zenith) hướng thẳng từ đỉnh đầu của chúng ta khi đứng quan sát.
+Kinh Tuyến Trời (Meridian): là đường nối từ vị trí hướng chính
bắc(N) qua Thiên cực bắc qua Thiên đỉnh(Zenith) xuống vị trí chân trời ở
hướng chính nam(S).

Thế còn vòng Xích Đạo Trời khi ta quan sát sẽ ở đâu trên bầu trời ?

Ta biết rằng, mặt phẳng chứa xích đạo trời vuông góc với trục của thiên
cầu (cũng là trục của Trái đất). Do đó với vị trí quan sát ở bắc bán cầu
như ta, Xích Đạo Trời sẽ là đường đi qua vị trí hướng chính Đông(E) cắt
Kinh tuyến trời ở vị trí có độ cao so với hướng chính Nam là [90 độ -
cho vĩ độ địa lý nơi quan sát] sau đó xuống chân trời chính Tây(W).

Ví dụ khi quan sát ở TP.HCM có vĩ độ là 10 độ Bắc thì điểm cao nhất so
với chân trời tại vị trí hướng chính Nam của Xich đạo trời sẽ là 80 độ.
Bầu trời từ xích đạo trời lên phía bắc gọi là Thiên cầu Bắc và nửa còn lại về phía nam là Thiên cầu Nam.

Chúng ta có gắng hình dung nhé, vì sẽ còn gặp người bạn thân Xích Đạo Trời này trong nhiều bài tiếp theo.

Tổng kết các khái niệm trong bài học

+Thiên cầu: Celestrial Sphere
+Thiên cực bắc: North Celestrial Pole(NCP)
+Thiên cực nam: South Celestrial Pole(SCP)
+Xích đạo trời: Celestrial Equator
+Thiên đỉnh: Zenith
+Kinh tuyến trời: Meridian
+Hướng Bắc: North(N)
+Hướng Nam: South(S)
+Hướng Đông: East(E)
+Hướng Tây:West(W)

Bài Tập:

1-Xác định thiên cực bắc, kinh tuyến trời và xích đạo trời tại nơi mình quan sát
Gợi ý: Thiên cực bắc có để dùng la bàn để xác định trước hướng bắc. Nếu
xác định bằng sao Bắc Cực ở miền nam có thể phải dùng ống nhòm vì sao
Bắc Cực khá sát chân trời khó nhận biết bằng mắt thường do bị ô nhiễm
ánh sáng đèn.
2- Chòm sao Orion chòm sao rất dễ nhận biết bởi 3 sao thẳng hàng ở giửa,
hiện nay có thể thấy được ở hướng tây vào lúc chập tối (tháng 3/2011).
Xích đạo trời cắt ngang chòm sao Orion. Các bạn hãy xác định trong 4 sao
sáng nhất tạo thành hình tứ giác của chòm: những sao nào thuộc thiên
cầu bắc và thiên cầu nam.
Ảnh chòm sao Orion cho các bạn chưa biết nó http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?p=48602
-----------------------------------------------
Có lẽ bài đầu tiên nên khởi động nhẹ nhàng như vậy các flash mô phỏng
dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung ra các đường và điểm cơ bản của
thiên cầu trực quan hơn.

Flash 1 mô phỏng thiên cầu ở hai góc nhìn. Một số chi tiết trong flash
có thể khó hiểu với các bạn, chúng ta sẽ từ từ khám phá ở những bài sau

Lưu ý khi mô phỏng:
+ Latidute: Vĩ độ nơi quan sát
+ Longitude: Kinh độ nơi quan sát
Các bạn có thể tìm được kinh độ vĩ độ địa lý của mình ở google.





Flash 2 mô tả sự thay đổi góc nhìn của thiên cầu từ không gian và trên mặt đất














__________________
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát Sm%20%2885%29 Trưởng ban Tuyên giáo forum
Về Đầu Trang Go down
http://quachuy2004.co.cc
 
Tự học thiên văn phổ thông, thiên văn quan sát
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHÚC MỪNG HIẾU THI ĐỖ HỌC VIÊN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
» CÁC HỆ THỐNG TỌA ĐỘ TRONG ĐO ẢNH
» Thông báo từ anh em thành viên của gia tộc!!!!!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN QUACHUY2004 :: MY DOCUMENTS :: THIÊN VĂN HỌC-
Chuyển đến